pas d'information
🕗 horaire
Lundi | ⚠ | |||||
Mardi | ⚠ | |||||
Mercredi | ⚠ | |||||
Jeudi | ⚠ | |||||
Vendredi | ⚠ | |||||
Samedi | ⚠ | |||||
Dimanche | ⚠ |
Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, VN Vietnam
contact téléphone: +84
plus grande carte et directionsLatitude: 21.0316054, Longitude: 105.8265135
Tuấn
::Trước kia nơi đây là bãi tha ma, làm pháp trường xử trảm các tội nhân. Người dân thôn Mã Trại dựng am Vạn Linh bằng tranh để siêu độ âm hồn. Sau này thi hài các chiến sĩ tử trận Đống Đa (1789) trong kháng chiến chống quân Thanh được đưa vào tử táng tại nghĩa địa Kim Mã. Năm 1881, am bị bão đổ, nhân dân ở đây dựng lại bằng gạch ngói, tô tượng Phật để thờ, thường gọi là chùa Tàu Ngựa (chùa Tàu Mã). Năm 1898, chùa trùng tu, đổi tên là Kim Sơn. năm 1932 xây lại chùa, dựng tòa Tam bảo, đền thờ Mẫu và đàn Vạn Linh. Hiện nay Sư cô Thích Đàm Tiến trụ trì chùa đã tổ chức nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhiều hạng mục của ngôi chùa. Chánh điện được bài trí trang nghiêm, Tam quan mới được xây dựng lại bề thế, nhà khách… Chùa có nhiều pho tượng gỗ có giá trị nghệ thuật. Chùa đã được Bộ Văn hoá công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa Quốc gia.
Nguyễn Lương
::A di đà phật!
Thông Nguyễn
::Chùa Kim Sơn là ngôi chùa cổ. Nó như là một khoảng lặng tại con đường Kim Mã đông đúc.
Xây dựng Phương Đông
::Năm 1898, chùa trùng tu, đổi tên là Kim Mã. Đến năm 1932 bên cạnh tòa Tam bảo, dựng thêm đền thờ Mẫu và đàn Vạn Linh. Năm 1953, tam quan được xây dựng. Vào năm 1967, các tượng Phật của chùa Linh Sơn tại phố Nguyễn Trường Tộ bị ném bom nên được chuyển cả lên chùa Kim Sơn ở phố Kim Mã. Chùa Kim Sơn đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1985. Ngày nay chùa Kim Sơn còn lưu giữ được nhiều dấu ấn kiến trúc thời Tự Đức và cuối thời Nguyễn. Tam quan trước chùa rộng tới 50m có 5 cửa nên còn gọi là giải ngũ môn. Trong ngũ môn có treo 1 quả chuông đồng khá lớn và đặt 1 pho tượng Phật. Mặt trước và sau ngũ môn đều có câu đối viết chữ Quốc ngữ. Qua ngũ môn là một khu vườn trong có bể non bộ, 2 ngọn tháp và nhiều cây cau. Sau đó đến một sân gạch rồi đến chùa chính được bố cục ba phần tương đối độc lập. Chính giữa là tòa Tam bảo thờ Phật, bên phải là Vạn Linh đàn, bên trái là đền thờ Mẫu. Tòa Tam bảo được xây cao hẳn lên, thông sang Vạn Linh đàn và đền thờ Mẫu bằng 2 cửa ngách. Nóc đền thờ Mẫu và nóc Vạn Linh được đắp hình lưỡng long trầu nguyệt. Nóc Tam bảo thì chính giữa có đắp bảng ghi ba chữ Kim Sơn tự, hai bên bảng là 2 con rồng. Trong Tam bảo, trên bệ thờ cao nhất là bộ tượng Tam thế, bệ thứ hai có tượng A Di Đà, bệ thứ ba có 4 pho tượng, 2 tượng Thích Ca ở giữa và hai bên là tượng Quan Thế Âm Bồ tát và Đại Thế Chí Bồ tát.
Trâm Trần Thanh
::Chùa Kim Sơn thường được gọi là chùa Kim Mã, nằm ở 73 phố Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Trước kia nơi đây là bãi tha ma, làm pháp trường xử trảm các tội nhân. Người dân thôn Mã Trại dựng am Vạn Linh bằng tranh để siêu độ âm hồn. Sau này thi hài các chiến sĩ tử trận Đống Đa (1789) trong kháng chiến chống quân Thanh được đưa vào tử táng tại nghĩa địa Kim Mã. Năm 1881, am bị bão đổ, nhân dân ở đây dựng lại bằng gạch ngói, tô tượng Phật để thờ, thường gọi là chùa Tàu Ngựa (chùa Tàu Mã). Năm 1898, chùa trùng tu, đổi tên là Kim Sơn. năm 1932 xây lại chùa, dựng tòa Tam bảo, đền thờ Mẫu và đàn Vạn Linh. Hiện nay Sư cô Thích Đàm Tiến trụ trì chùa đã tổ chức nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhiều hạng mục của ngôi chùa. Chánh điện được bài trí trang nghiêm, Tam quan mới được xây dựng lại bề thế, nhà khách… Chùa có nhiều pho tượng gỗ có giá trị nghệ thuật. Chùa đã được Bộ Văn hoá công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa Quốc gia.