cerrado
🕗 horarios
Lunes | - | |||||
Martes | - | |||||
Miércoles | - | |||||
Jueves | - | |||||
Viernes | - | |||||
Sábado | - | |||||
Domingo | - |
Thuận Hoà, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế, Vietnam
contactos teléfono: +84 234 3513 322
mapa e indicacionesLatitude: 16.4670549, Longitude: 107.5797227
Harry Pham
::Có một bãi đất trống nằm giữa Ngọ Môn và Kỳ Đài. Nói chính xác hơn, không gian ấy được giới hạn bởi đường 23 tháng 8 ở phía bắc, chân tường Kinh thành ở phía nam, con đường ngắn sau cửa Thể Nhân (thường gọi là cửa Ngăn) ở phía đông và con đường ngắn sau cửa Quảng Đức ở phía tây. Chiều bắc nam của nó rộng gần 125m và chiều đông tây dài khoảng 360m. Không thấy triều đình bấy giờ đặt tên riêng chính thức cho quảng trường này. Chỉ thấy Nội các cho biết đây là nơi “Đại duyệt” (大 閲) hoặc nơi “Duyệt binh” (閲兵)(1), tức là khu đất mà triều đình dùng để tổ chức những cuộc diễn tập vào đầu xuân hàng năm của các đơn vị bộ binh, trong đó có sự duyệt khán của vua và các đình thần cao cấp. Trong quyển “Souvenirs de Hué” được viết vào giữa thế kỷ XIX, một chứng nhân lịch sử từng sống tại Huế từ thời Gia Long (1802 - 1819) đến đầu thời Minh Mạng (1820 - 1840) là Michel Đức Chaigneau, đã gọi là khu đất này là “trường diễn binh nhỏ” (le petit champ de Mars, place de manoeuvres) để phân biệt với “trường diễn binh lớn” (grand champ de Mars) bấy giờ tọa lạc tại bờ bắc Sông Hương ở trước mặt Kinh thành (2). Vào khoảng đầu thập niên 1930, khi khảo sát kỹ về các địa danh ở phạm vi Kinh thành Huế, Léopold Cadière đã gọi khu đất trống tại đó là “Hội đồng diễn quân trường” (㑹同演 軍 塲), được dùng bằng tiếng Pháp là “champ de manoeuvre pour les troupes” (3), nghĩa là trường diễn binh của các đơn vị quân đội. Sở dĩ nói là “sân”, vì nó thường được dùng làm sân bóng đá, và gọi là “Cột Cờ”, vì khu đất này nằm sát chân Kỳ Đài, trên đó có cột cờ cao nhất nước (52,81m). Trong những năm gần đây, giới báo chí gọi là khu vực ấy là “Quảng trường Ngọ Môn”, vì nó nằm ở trước mặt Ngọ Môn như trên đã nói. Mỗi lần tổ chức lễ gì ở đây cũng có đông người tham dự. Lịch sử triều Nguyễn cho thấy rằng các cuộc lễ lớn từng diễn ra ở đây đều mang tính quốc gia, chẳng hạn như Lễ Truyền lô (đọc tên các Tiến sĩ tân khoa), Lễ Ban sóc (phát lịch), Lễ Duyệt binh hàng năm, Lễ Tứ tuần Đại khánh tiết của vua Khải Định (năm 1924),, Lễ thoái vị của vua Bảo Đại (1945). Trong bộ sách “Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ”, Nội các Triều Nguyễn cho biết rằnng dưới thời Gia Long và đầu thời Minh Mạng, triều đình đã cho xây dựng ở hai bên quảng trường này 7 dãy nhà gồm 143 gian để che cho nhưng khẩu đại bác được đúc trong giai đoạn mấy chục năm ấy. Những dãy nhà bằng gỗ lợp ngói này đã được gọi tên là “Tả Đại Tướng Quân Xưởng”, “Hữu Đại Tướng Quân Xưởng”, “Thượng Tướng Quân Xưởng”, “Tả Trung Tướng Quân Xưởng”, “Hữu Trung Tướng Quân Xưởng”. Từ “xưởng” ở đây có thể hiểu nghĩa là nhà chứa súng. Đến năm 1832, khi bắt đầu nâng cấp bộ mặt kiến trúc của Hoàng thành, vua Minh Mạng đã cho dời một số dãy nhà súng ấy vào dựng “ở bên tả bên hữu trước cửa Ngọ Môn” (4). Vào đầu thời Thành Thái (1889 - 1907), ở hai dãy nhà hai bên Ngọ Môn chỉ còn 9 khẩu “Thần oai Vô địch Thượng tướng quân “được đúc bằng đồng vào những năm 1803 - 1804 dưới thời Gia Long (5) (Về sau, 9 khẩu súng lớn này thường được gọi là Cửu Vị Thần Công). Bấy giờ, ở dãy nhà bên trái, người ta đặt 4 khẩu mang tên “tứ thời”: Xuân, Hạ, Thu, Đông; và ở dãy nhà bên phải là 5 khẩu mang tên “ngũ hành”: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Vào năm 1896, triều đình Thành Thái đã cho di chuyển 5 khẩu bên phải qua đặt chung với 4 khẩu bên trái thành một dãy 9 khẩu. Lúc đó, dãy nhà bên phải trở thành “Mã khái” (Nhà để ngựa), và dãy nhà súng bên trái được gọi là “Pháo xưởng” (6). Đến tháng 6-1917, dưới thời Khải Định, Nam triều đã cho Bộ Công đứng ra tổ chức di chuyển 9 khẩu thần công ấy một lần nữa và lại chia thành 2 nhóm, đặt ở 2 vị trí mới: 4 khẩu Tứ thời đặt ở phía sau cửa Thể Nhân và 5 khẩu Ngũ hành đặt phía sau cửa Quảng Đức, và xây 2 ngôi nhà bằng gỗ lợp ngói để bảo quản chúng (7). Đó chính là vị trí của Cửu Vị Thần Công mà chúng ta đang thấy hiện nay. Hai nhà súng này cho thấy rõ hơn nữa giới hạn chiều đông-tây của Quảng trường Ngọ Môn.
Trung Châu Thành
::Ngo Mon Square has always been a spacious and interesting place, in which there is many kinds of outdoor activities such as kite flying, team games and sports that make it a lively place.
nguyen cao
::Địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi đi du lịch ở Huế. Vì Huế rất hay mưa nên chuẩn bị áo mưa khi tham quan tại Huế.
Phong Chanel Official
::Là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế. Chì dành riêng cho vua đi lại hoặc dùng khi tiếp đón các sứ thần.
Thân Đức Đoàn
::Ngọ Môn cùng với Lầu Ngũ Phụng ở trên đó là một trong những công trình kiến trúc có giá trị nhất của Huế về các mặt lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, và đặc biệt nó là cái khán đài danh dự lý tưởng khi có cuộc lễ diễn ra ở quảng trường trước mặt nó.